Tiêu chuẩn nước sinh hoạt là tổng hợp toàn bộ những yếu tố được coi là điều kiện thiết yếu để căn cứ vào đó đảm bảo chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Dựa theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đó, những cá nhân, tổ chức cung cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm đáp ứng tiêu chuẩn, cung cấp nguồn nước đảm bảo chất lượng cho người dân sử dụng.

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 và QCVN 02
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 là văn bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch được sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Cục Quản lý môi trường và Y tế biên soạn. Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT là tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất theo thông tư số 41/2018/TT-BYT được chính phủ phê duyệt. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02 là tiêu chuẩn cũ trước đó và hiện đã được thay thế.
Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT là quy chuẩn nước sinh hoạt được sửa đổi bổ sung mới nhất thay thế cho các văn bản trước đó. Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT được thể hiện như sau:
TT | Tên thông số | Đơn vị tính | Ngưỡng giới hạn cho phép |
Các thông số nhóm A |
|||
Thông số vi sinh vật | |||
1. | Coliform | CFU/100 mL | <3 |
2. | E.Coli hoặc Conform chịu nhiệt | CFU/100 mL | <1 |
Thông số cảm quan và vô cơ | |||
3. | Arsenic (As)(*) | mg/L | 0.01 |
4. | Clo dư tự do(**) | mg/L | Trong khoảng 0,2 – 1,0 |
5. | Độ đục | NTU | 2 |
6. | Màu sắc | TCU | 15 |
7. | Mùi, vị | – | Không có mùi, vị lạ |
8. | pH | – | Trong khoảng 6,0-8,5 |
Các thông số nhóm B |
|||
Thông số vi sinh vật | |||
9. | Tụ cầu vàng
(Staphylococcus aureus) |
CFU/ 100mL | < 1 |
10. | Trực khuẩn mủ xanh
(Ps. Aeruginosa) |
CFU/ 100mL | < 1 |
Thông số vô cơ |
|||
11. | Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) | mg/L | 0,3 |
12. | Antimon (Sb) | mg/L | 0,02 |
13. | Bari (Bs) | mg/L | 0,7 |
14 | Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B) | mg/L | 0,3 |
15. | Cadmi (Cd) | mg/L | 0,003 |
16. | Chì (Plumbum) (Pb) | mg/L | 0,01 |
17. | Chỉ số pecmanganat | mg/L | 2 |
18. | Chloride (Cl–)(***) | mg/L | 250 (hoặc 300) |
19. | Chromi (Cr) | mg/L | 0,05 |
20. | Đồng (Cuprum) (Cu) | mg/L | 1 |
21. | Độ cứng, tính theo CaCO3 | mg/L | 300 |
22. | Fluor (F) | mg/L | 1,5 |
23. | Kẽm (Zincum) (Zn) | mg/L | 2 |
24. | Mangan (Mn) | mg/L | 0,1 |
25. | Natri (Na) | mg/L | 200 |
26. | Nhôm (Aluminium) (Al) | mg/L | 0.2 |
27. | Nickel (Ni) | mg/L | 0,07 |
28. | Nitrat (NO3– tính theo N) | mg/L | 2 |
29. | Nitrit (NO2– tính theo N) | mg/L | 0,05 |
30. | Sắt (Ferrum) (Fe) | mg/L | 0,3 |
31. | Seleni (Se) | mg/L | 0,01 |
32. | Sunphat | mg/L | 250 |
33. | Sunfua | mg/L | 0,05 |
34. | Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) | mg/L | 0,001 |
35. | Tổng chất rắn hòa tan (TDS) | mg/L | 1000 |
36. | Xyanua (CN) | mg/L | 0,05 |
Thông số hữu cơ | |||
a. Nhóm Alkan clo hóa | |||
37. | 1,1,1 -Tricloroetan | µg/L | 2000 |
38. | 1,2 – Dicloroetan | µg/L | 30 |
39. | 1,2 – Dicloroeten | µg/L | 50 |
40. | Cacbontetraclorua | µg/L | 2 |
41. | Diclorometan | µg/L | 20 |
42. | Tetracloroeten | µg/L | 40 |
43. | Tricloroeten | µg/L | 20 |
44. | Vinyl clorua | µg/L | 0,3 |
b. Hydrocacbon thơm | |||
45. | Benzen | µg/L | 10 |
46. | Etylbenzen | µg/L | 300 |
47. | Phenol và dẫn xuất của Phenol | µg/L | 1 |
48. | Styren | µg/L | 20 |
49. | Toluen | µg/L | I 700 |
50. | Xylen | µg/L | 500 |
c. Nhóm Benzen Clo hóa | |||
51. | 1,2 – Diclorobenzen | µg/L | 1000 |
52. | Monoclorobenzen | µg/L | 300 |
53 | Triclorobenzen | µg/L | 20 |
d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp | |||
54. | Acrylamide | µg/L | 0,5 |
55. | Epiclohydrin | µg/L | 0,4 |
56. | Hexacloro butadien | µg/L | 0,6 |
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật | |||
57. | 1,2 – Dibromo – 3 Cloropropan | µg/L | 1 |
58. | 1,2 – Dicloropropan | µg/L | 40 |
59. | 1,3 – Dichloropropen | µg/L | 20 |
60. | 2,4-D | µg/L | 30 |
61. | 2,4 – DB | µg/L | 90 |
62 | Alachlor | µg/L | 20 |
63. | Aldicarb | µg/L | 10 |
64. | Atrazine và các dẫn xuất chloro-s- triazine | µg/L | 100 |
65. | Carbofuran | µg/L | 5 |
66. | Chlorpyrifos | µg/L | 30 |
67. | Clodane | µg/L | 0,2 |
68. | Clorotoluron | µg/L | 30 |
69. | Cyanazine | µg/L | 0,6 |
70. | DDT và các dẫn xuất | µg/L | 1 |
71. | Dichloprop | µg/L | 100 |
72. | Fenoprop | µg/L | 9 |
73. | Hydroxyatrazine | µg/L | 200 |
74. | Isoproturon | µg/L | 9 |
75. | MCPA | µg/L | 2 |
76. | Mecoprop | µg/L | 10 |
77. | Methoxychlor | µg/L | 20 |
78. | Molinate | µg/L | |
79. | Pendimethalin | µg/L | 20 |
80. | Permethrin Mg/t | µg/L | 20 |
81. | Propanil Uq/L | µg/L | 20 |
82. | Simazine | µg/L | 2 |
83. | Trifluralin | µg/L | 20 |
Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ | |||
84. | 2,4,6 – Trichlorophenol | µg/L | 200 |
85. | Bromat | µg/L | 10 |
86. | Bromodichloromethane | µg/L | 60 |
87. | Bromoform | µg/L | 100 |
88. | Chloroform | µg/L | 300 |
89. | Dibromoacetonitrile | µg/L | 70 |
90. | Dibromochloromethane | µg/L | 100 |
91. | Dichloroacetonitrile | µg/L | 20 |
92. | Dichloroacetic acid | µg/L | 50 |
93. | Formaldehyde | µg/L | 900 |
94. | Monochloramine | µg/L | 3,0 |
95. | Monochloroacetic acid | µg/L | 20 |
96. | Trichloroacetic acid | µg/L | 200 |
97. | Trichloroaxetonitril | µg/L | 1 |
Thông số nhiễm xạ | |||
98. | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bg/L | 0,1 |
99. | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bg/L | 1,0 |
Lưu ý: Bạn đọc cần lưu ý rằng quy chuẩn này chỉ áp dụng với nguồn nước sinh hoạt, không áp dụng cho nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng chai, nước đóng bình, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, nước sản xuất từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và toàn bộ các loại nước không sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt sẽ được căn cứ tùy thuộc theo vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội và số lượng người. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt quy định như sau như sau:
Nơi dùng nước | Đơn vị dùng nước | Tiêu chuẩn dùng nước trong ngày dùng nhiều nhất 1/ngày |
1 | 2 | 3 |
Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có một vòi nước sử dụng chung cho các nhu cầu sinh hoạt | Một người | Từ 80 đến 100 |
Nhà ở bên trong có trang thiết bị vệ sinh : vòi tắm, rửa, xí trong 1 căn hộ khép kín | Một người | Từ 100 đến 150 |
Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có trang thiết bị vệ sinh : Hương sen tắm, rửa, xí, tắm đặc biệt | Một người | Từ 150 đến 200 |
Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có bồn tắm và cấp nước nóng cục bộ | Một người | Từ 350 đến 400 |
Nhà ở tập thể kí túc xá có xí, tiểu vòi tắm giặt chung đặt ở các tầng | Một người | Từ 75 đến 100 |
Nhà ở tập thể có xí, tiểu, vòi tắm giặt, bếp riêng cho từng phòng | Một người | Từ 100 đến 120 |
Khách sạn – Hạng III | Một người | Từ 100 đến 120 |
– Hạng II | Một người | Từ 150 đến 200 |
– Hạng I | Một người | Từ 200 đến 250 |
– Hạng đặc biệt | Một người | Từ 250 đến 300 |
Bệnh viện, nhà điều dưỡng, nhà nghỉ (có bồn tắm chung và vòi tắm hương sen) | 1 giường bệnh | Từ 250 đến 300 |
Nhà điều dưỡng, nhà nghỉ có bồn tắm trong tất cả các phòng | 1 giường | Từ 300 đến 400 |
Trạm y tế, phòng khám đa khoa | 1 bệnh nhân | 15 |
Nhà tắm công cộng có vòi tắm hương sen | 1 người tắm | Từ 125 đến 150 |
Nhà giặt bằng tay | 1kg đồ giặt | 40 |
Nhà giặt bằng máy | 1 kg đồ giặt | Từ 60 đến 90 |
Công ty ăn uống, cửa hàng ăn uống | ||
Chế biến thức ăn tại chỗ | 1 món ăn | 12 |
Chế biến thức ăn đem về nhà | 1 món ăn | 10 |
Nhà ăn tập thể | 1 người/ 1 bữa ăn | Từ 18 đến 25 |
Bể bơi trong 1 ngày đêm | ||
Bổ sung nước tràn | % dung tích bể | 10 |
Vận động viên (tính cả tắm) | 1 vận động viên | 50 |
Khán giả | 1 chỗ ngồi | 3 |
Nhà trẻ | ||
Gửi ban ngày | 1 trẻ | 75 |
Gửi cả đêm | 1 trẻ | 100 |
Trụ sở cơ quan hành chính | 1 cán bộ | Từ 10 đến 15 |
Rạp chiếu bóng | 1 ghế | Từ 3 đến 5 |
Câu lạc bộ | 1 chỗ ngồi hay 1 người xem | 10 |
Nhà hát | ||
Khán giả | 1 chỗ | 10 |
Diễn viên | 1 diễn viên | 40 |
Trường học, trường phổ thông | 1 học sinh hay 1 giáo viên | Từ 15 đến 20 |
Sân vận động, nhà thi đấu thể thao | ||
Vận động viên (kể cả tắm) | 1 vận động viên | 50 |
Khán giả | 1 chỗ | 3 |
Nước tưới | ||
Tưới sân thể thao, sân chơi, khán đài và các công trình thể thao ngoài trời, cây xanh đường sá bên trong khu vực sân vận động | 1m2 | 1,5 |
Tưới mặt cỏ sân bóng đá | 1m2 | 3 |
Người phục vụ nhà công cộng | 1 người trong 1 ca | 25 |
Tại sao cần có tiêu chuẩn nước sinh hoạt?

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt là vô cùng quan trọng và cần thiết, không có bất kỳ quốc gia nào không ban hành quy chuẩn quốc gia về cấp nước sinh hoạt. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt ra đời mang đến nhiều lợi ích về việc quản lý tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước và đảm bảo sức khỏe của toàn bộ người dân.
Kiểm soát được nguồn tài nguyên nước
Từ tiêu chuẩn nước sinh hoạt, chính phủ biết được chất lượng nguồn nước của quốc gia đang ở mức độ nào để có biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời. Tránh việc không kiểm soát được tài nguyên nước gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Đảm bảo mang đến nguồn nước an toàn
Nước máy từ nguồn nước công cộng được điều tiết và xử lý để giảm mức độ của hơn 90 chất gây ô nhiễm khác nhau. Nếu không được xử lý, những chất gây ô nhiễm đó có thể gây hại trực tiếp cho sức khỏe của người dùng và không ai có thể sống mà không dùng đến nước. Cụ thể hơn, các chất gây ô nhiễm có trong nước không đạt tiêu chuẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm, biến chứng hệ thần kinh và các vấn đề về đường tiêu hóa. Theo thống kê hàng năm có đến 5 triệu người tử vong do mắc các bệnh có nguyên nhân từ việc sử dụng nguồn nước thiếu vệ sinh, ô nhiễm.
Ngược lại, sử dụng nước từ các nguồn do chính phủ quản lý và chú ý đến các báo cáo về chất lượng nước trong khu vực mình sinh sống hàng năm sẽ giúp bạn đảm bảo được an toàn sức khỏe.
Tác hại của việc sử dụng nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn

Sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn về tiêu chuẩn nước sinh hoạt tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại và gây hại đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế xã hội, sức khỏe. Để biết được tác hại của việc sử dụng nước sinh hoạt bẩn, chúng ta có thể thấy thực trạng về sử dụng nước hiện nay như:
- Hơn 2 tỷ người sống ở các quốc gia gặp vấn đề về nước, dự kiến tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn ở một số khu vực do biến đổi khí hậu và tăng trưởng dân số.
- Trên toàn cầu, ít nhất 2 tỷ người sử dụng nguồn nước uống bị nhiễm bẩn. Ô nhiễm vi sinh vật trong nước uống do nhiễm độc, do vi sinh vật độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Các rủi ro trong nước uống phát sinh từ asen, florua hoặc nitrat, các chất gây ô nhiễm mới nổi như dược phẩm, thuốc trừ sâu, chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS) và vi nhựa gây ra những hậu quả khủng khiếp cho người sử dụng.
- Nước uống bị ô nhiễm vi sinh vật có thể truyền các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, kiết lỵ, thương hàn và bại liệt và ước tính gây ra 485.000 ca tử vong do tiêu chảy mỗi năm.
- Vào năm 2020, 74% dân số toàn cầu (5,8 tỷ người) đã sử dụng dịch vụ nước uống được quản lý an toàn.
Nước không đạt tiêu chuẩn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém có liên quan đến việc truyền các bệnh như dịch tả, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn và bại liệt. Khi sử dụng nguồn nước không đảm bảo, có chứa các chất độc hại người dùng có nguy cơ gặp phải những rủi ro về sức khỏe. Điều này xảy ra ở ngay cả các cơ sở chăm sóc sức khỏe, nơi quan trọng để điều trị, chữa bệnh. Trên toàn cầu có đến 15% bệnh nhân bị nhiễm trùng trong thời gian nằm viện, tỷ lệ này cao hơn nhiều ở các nước đang phát triển, những nước có thu nhập thấp.
Sự hiện diện tự nhiên của các hóa chất đặc biệt là trong nước ngầm sẽ là yếu tố gây hại trực tiếp đối với sức khỏe. Các chất độc hại như asen, florua, chì, hiện diện trong nước uống do sự rò rỉ từ các nguồn có tiếp xúc với nước dùng là nguyên nhân khiến hàng ngàn ca tử vong.
Ở nhiều nơi trên thế giới, côn trùng sống và sinh sản trong nước truyền bệnh sốt xuất huyết. Một số loài côn trùng này được gọi là vật truyền bệnh, sinh sản trong nước sạch chứ không phải nước bẩn. Như vậy chúng ta đã biết việc sử dụng nước kém chất lượng có vô vàn tác hại, ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
Xem thêm: Lọc nước sinh hoạt như thế nào là tốt? Những thiết bị lọc nước phổ biến hiện nay
Nguồn nước không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội
Sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà kéo theo đó là hàng loạt vấn đề liên quan đến kinh tế và xã hội. Nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sẽ không có nguồn đầu tư kinh tế nào đến một quốc gia đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nước. Trong khi đó nền y tế sẽ bị quá tải, gánh trên vai sức nặng khổng lồ để điều trị các căn bệnh do sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây ra.
Để bảo vệ sức khỏe gia đình, bạn đọc hãy chú ý đến chất lượng nguồn nước gia đình mình đang sử dụng, theo dõi báo cáo chất lượng khu vực mình sinh sống để xem xét tình hình nước sinh hoạt. Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt, bạn đọc hãy sử dụng những thiết bị lọc nước thông minh.
Tại Lọc Nước Nhanh. VN chúng tôi mang đến giải pháp cho nguồn nước sạch bằng thiết bị đầu lọc nước tại vòi. Sản phẩm đầu lọc nước tại vòi thông minh giúp loại bỏ Clo, rỉ sét trong máy; loại bỏ những tạp chất có trong nước để mang lại nguồn nước an toàn. Sản phẩm đầu lọc nước Waterwel đến từ thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc – đạt tiêu chuẩn khắt khe từ Hàn Quốc nên bạn đọc có thể yên tâm 100% khi sử dụng.
Trên đây Lọc Nước Nhanh gửi đến bạn đọc thông tin về tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất để bạn đọc nắm bắt được chính xác. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn đọc!